Hấp dẫn món cá leo nướng muối ớt

Posted by

Đối với những du khách có dịp đi vía Bà, khi ngang qua Long Xuyên, có lẽ chớ quên ghé lại thử một lần dùng món bún cá. Những người dân ở đây thường giới thiệu về món ăn đặc sản này bằng thứ ngôn ngữ rất đỗi… An Giang là: “Mời mấy anh, mấy chị hãy ăn thử món này đi, êm lắm đó”! (ở An Giang để khen cái gì đó tốt, hay ngon miệng người ta thường dùng chữ “êm”).

  1. Cách chế biến

Bún cá Long Xuyên được chế biến với miếng cá lóc hấp rồi bẻ thành từng miếng xào qua với nghệ, cho nên ăn bún cá mà không nghe mùi cá vì mùi thơm đã lấn lướt hẳn. Ngoài ra còn có vị giòn thơm của rau nhút bẻ cọng, rau muống bào xanh cùng rau chuối thái rối.

 

                                                     Bún cá Long Xuyên, An Giang

Món bún cá Long Xuyên trình diện với thực khách bằng màu của nghệ phủ vàng ươm trên miếng cá lóc đồng chen cùng rau nhút bẻ cọng, rau muống bào xanh ươm thêm ít rau chuối thái rối. Những miếng cá lóc được hấp rồi bẻ ra từng miếng xào sơ qua với nghệ vì vậy khi ta ăn món bún cá mà rất khó để tìm nghe mùi cá vì mùi thơm nghệ dường như đã lấn lướt hẳn. Những người nấu bún cá ở Long Xuyên không ngại tiết lộ “bí quyết” để có tô bún cá ngon. Đầu tiên, phải chọn cá lóc tự nhiên (phân biệt với cá lóc nuôi). Nồi nước lèo được nấu ngọt bằng chính cá lóc. Khi cá chín vớt ra, đầu cá để riêng còn thịt cá được tách ra từng miếng, lọc hết xương, xào sơ qua với nghệ để khử mùi tanh. Bún được bày trí ra tô rau nhút bẻ cọng, rau muống bào thêm ít bắp chuối thái trông rất bắt mắt.

Bên cạnh đó, nếu ăn bún cá Đông Xuyên thay đổi vào cả ba buổi trưa, chiều và khuya bạn cũng có cảm giác thấy hương vị cũng chúng hơi khác nhau. Chẳng hạn, vào buổi trưa khi nồi bún còn mới tinh tươm nên vị béo của mỡ và hành dễ làm người ăn thấy ngan ngán. Đến khuya khi nồi bún đã châm qua mấy lượt nước lèo, màu sắc hết còn ươm ươm sóng sánh trên thành nồi mà bỏ lại một màu vàng sậm, thành ra cũng chưa “êm” lắm. Song ngon miệng nhất có lẽ phải chờ chập chiều tối, ăn tô bún cá vừa qua hai hay ba dạo nước, đủ vàng, đủ thơm và đủ để lưng bụng trước bữa cơm chiều.

Người địa phương gọi là bún nước lèo để phân biệt với bún nước kèn cũng nấu bằng cá. Nước lèo được nấu bằng cá lóc hoặc cá bông, tới mùa nước nổi dùng cá linh. Cầu kỳ hơn, nước lèo nấu bằng xương heo, sau đó lược torng nấu lại với cá ngon tuyệt. Cá chín vớt ra rỉa lấy thịt, nước lèo được nêm gia vị, trong đó có ngải bún, mắm ruốc kẹp lá chuối nướng hoặc mắm bò-hóc. Người nấu nước lèo đậm đà, thơm ngon do bí quyết nêm nếm gia vị. Tô bún được chụng nước lèo thật nóng, điểm thêm vài miếng cá vàng ngải bún, ăn với rau thơm, giá, rau muống bào, bắp chuối xắt, bông điên điển, ớt, chan chút nước mắm ngon, có người thích nêm muối ớt, là ngon tuyệt. Bún nước lèo ăn với thịt heo quay, hoặc chả cá, chả lụa, hay đập hột vịt lộn bỏ vào đều ngon, tùy theo sở thích.

  1. Bún cá Long Xuyên – món ăn bình dân giá rẻ

Khi ghé qua Long Xuyên, bạn sẽ thấy người ta bày bán món bún cá rất nhiều. Có khi phải nói là ở đâu cũng thấy món này từ trong nhà ra ngoài phố. Cũng có người mách các du khách nên thử thêm món bún cá nấu nước dừa, mà những người bán hay gọi là bún kèn. Món bún này cũng tương tự như bún cá nhưng thay vì nấu nước lèo xương thì người ta thường sử dụng nhiều nước dừa và bột cà-ri. Phần nguyên phụ liệu còn có thêm củ cải trắng và huyết heo cắt miếng. Và đương nhiên hiện thời ở Long Xuyên cũng có những quán bún cá đã lai vị.

 

                                                Bún cá Long Xuyên là món ăn bình dân, giá rẻ

Món bún do khách sạn Đông Xuyên – khách sạn 3 sao lớn nhất An Giang – bán giá cũng chỉ 6.000 đồng/tô. Đông Xuyên thay vì dọn tô bún cá kèm chén muối ớt vắt chanh thì chỉ nêm trong tô bún một ít muối – giống như bún Tây Ninh mà người Sài Gòn thường thấy và không dùng chanh mà chan nước me vào tô bún để tạo vị chua đằm đằm. Nếu ăn bún cá Đông Xuyên cả ba buổi trưa, chiều và tối bạn sẽ thấy hương vị cũng có khác nhau. Buổi trưa nồi bún còn mới tinh tươm nên vị béo của mỡ và hành làm người ăn thấy ngan ngán. Đến tối khi nồi bún đã châm qua mấy lượt nước lèo, mầu hết còn ươm ươm sóng sánh trên thành nồi mà bỏ lại một mầu vàng sậm, thành ra cũng chưa “êm”. Ngon miệng hơn có lẽ là khi chiều tối, ăn tô bún cá vừa qua hai hay ba dạo nước, đủ vàng, đủ thơm và đủ để lưng bữa cơm chiều.