Thịt trâu gác bếp, thịt trâu khô là một đặc sản Việt Nam rất ngon của vùng Tây Bắc. Thịt trâu khô rất dễ để bảo quản nhưng mỗi người cũng nên biết về cách bảo quản thịt trâu gác bếp nó để hương vị vẫn tốt.
1. Thịt trâu gác bếp là gì?
Một món ăn được coi là đặc sản Việt Nam của Sơn La được rất nhiều du khách khi ghé thăm vùng đất này ưa thích đó chính là món thịt trâu gác bếp. Với hương vị đậm đà cùng các gia vị đặc biệt của mắc khén là một loại gia vị đặc biệt của người Thái đen không thể thiếu được khi thưởng thức món ăn này đã làm cho món ăn này trở nên hot hơn bao giờ hết.
Món thịt trâu gác bếp là một trong những món ăn phổ biến của người Thái đen xưa. Được làm từ thịt của những con trâu thả rông ăn cỏ trên những cao nguyên bạt ngàn của vùng Tây Bắc. Người dân ở đây cho rằng khi chế biến món thịt trâu gác bếp từ thịt của những con trâu này khi thưởng thức bạn sẽ tận hưởng được vị dai và ngậy của từng miếng thịt.
Đặc biệt hơn dưới bàn tay khéo léo của những nguời Thái Đen thịt sẽ được tẩm uớp thêm các loại hương liệu và gia vị như: muối, gừng, ớt, tiêu rừng… Đặc biệt là thịt trâu sẽ được tẩm thêm “mắc khén” – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Tất cả các gia vị được trộn lẫn theo một tỉ lệ nhất định để tạo nên hương vị đậm đà hấp dẫn của khi làm món đặc sản thịt trâu gác bếp.
2. Cách bảo quản và sử dụng thịt trâu khô
Thịt trâu gác bếp được bảo quản tốt có thể sử dụng trong vòng 6 đến 8 tháng mà không mất đi hương vị của nó. Bạn có thể bảo quản thịt trâugác bếp ở ngoài cũng được nhưng tốt nhất là bạn nên bảo quản nó trong tủ lạnh ngăn mát.
Để sử dụng bạn có nhiều cách:
– Thịt trâu khô để trong tủ lạnh thì trước khi ăn bạn nên hấp nóng nó bằng cách hấp cách thủy hoặc bằng lò vi sóng nếu bạn có lò vi sóng khoảng 2 phút. Đến khi thịt mềm thì bạn đập dập, xé dọc thớ thịt ra từng miếng và vừa ăn.
– cách 2: bạn nướng miếng thịt trâu trên bếp ga hoặc than hoa. Sau đó bạn đập và bóc bỏ phần bị cháy ra để hương vị thịt thơm ngon
– Cách 3: Cho một cái chảo khô lên bếp ga và lót một cái giấy lên chảo. Bật bếp là làm nóng chảo rồi sau đó cho thịt trâu khô vào rã đông.
3. Cách thưởng thức thịt trâu của người Sơn La
Nếu người Thái thưởng thức đặc sản của mình thay cho thức ăn mặn, đặc biệt vào những dịp mưa, lũ hoặc những ngày giáp hạt, thiếu ăn… thì nay, món ăn này có thể trở thành món nướng hoặc ăn với lẩu. Tuy nhiên, những hương vị đặc sắc của thịt trâu nướng chỉ nguyên vẹn khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của mắc khén.
Các tộc người bản địa dùng khô trâu trong các bữa ăn hàng ngày hoặc các chuyến đi rừng dài ngày. Vào mùa mưa lũ, món ăn này phát huy tác dụng bởi đảm bảo chất dinh dưỡng cho bà con dân tộc trong lúc làng bản bị cách ly với bên ngoài. Ăn chưa quen, người miền xuôi sẽ phải nhăn mặt với vị cay của gia vị và vị mặn của khô nên chỉ có thể nhấm từng chút một. Tuyệt nhất là nhấm khô trâu với rượu ngô. Cảm giác mặn, cay sẽ không còn nữa mà chỉ còn hương vị hài hòa của ẩm thực đặc trưng miền Sơn La.
Chúc các bạn ngon miệng với đặc sản Việt Nam này.