Chiếc bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi.
- Nguồn gốc
Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ (ấp Thượng III, thị trấn Phú Mỹ – Phú Tân) hình thành, tồn tại và phát triển hơn 65 năm, nay có 49 cơ sở sản xuất thu hút 300 lao động của 250 hộ dân làm nghề. Những gia đình làm bánh phồng truyền thống có tới ba thế hệ làm nghề như nhà cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm…
Từ lâu, An Giang rất nổi tiếng với các đặc sản như mắm Châu Đốc, đường Thốt Nốt, lụa Tân Châu… nhưng tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân còn có một đặc sản nổi tiếng là bánh phồng. Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 50 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm… Theo các bậc cao niên tại làng nghề, nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp đặc sản được trồng tại địa phương. Các công đoạn làm bánh rất công phu. Người làm bánh chọn loại nếp rặt, ngon. Nếp được ngâm đúng ba ngày ba đêm, đãi cho sạch nước đục, đem xôi lên rồi bỏ vào cối quết. Sau khi nếp được quết nhuyễn, đem ra cán thành bánh, phơi nắng rồi đem vào nhúng nước đường và phơi lại lần nữa cho khô mới đóng gói. Các phụ gia như đậu, mè, sữa… được đưa lần lượt vào bánh theo từng công đoạn. Trước đây, người làm bánh quết bột bằng chày tay, nay đã có máy kéo chày thay thế nên người làm bánh đỡ nhọc công và sản phẩm được cải thiện rõ nét cả về chất lượng lẫn số lượng.
Hấp dẫn món bánh phồng Phú Mỹ
- Cách làm món bánh phồng Phú Mỹ
Nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp đặc sản được trồng tại địa phương. Khoảng đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, chỉ có bốn hộ dân làm nghề sản xuất bánh phồng bỏ mối cho những người gói bán xôi hay dịp Tết cúng ông bà đêm Giao thừa. Điều kỳ diệu là cho tới nay chưa có sản phẩm nào thay thế bánh phồng để gói xôi.
Bánh phồng được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất là tháng giáp Tết. Cụ Dơn cho biết, nhà có 6 lao động và thuê thêm 6 người, mỗi ngày làm từ 10 –15 ổ bánh (11 lít nếp làm được một ổ bánh), tháng chạp làm hàng Tết tăng lên gấp đôi.
Cầm chiếc bánh phồng ăn ngon miệng nhưng mấy người biết được các công đoạn làm bánh rất công phu: Chọn nếp rặt, ngâm đúng ba ngày ba đêm, đãi cho sạch nước đục, một giờ sáng dậy xôi nếp rồi bỏ vào cối quết, bột nhuyễn đem ra cán thành bánh, phơi nắng rồi đem vào nhúng nước đường và phơi lại lần nữa cho khô mới đóng gói. Các chất làm phụ gia như đậu, mè, sữa… được đưa lần lượt vào bánh theo từng công đoạn. Trước đây, làng nghề quết bột bằng chày tay, nay chạy máy kéo chày nên quết nhanh hơn và nhiều hơn. Do đó, làm ra chiếc bánh phải qua nhiều công đoạn rất công phu nhưng bán sỉ chỉ 2.500 đồng/chục (10 cái).
Chế biến bánh phồng Phú Mỹ
Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi.
Thời gian qua, bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhộn nhịp nhất là tháng giáp Tết. Hiện bánh phồng Phú Mỹ có giá từ 3.000 – 4.000 đồng/chục, tùy loại bánh. Những kỳ hội chợ hay triển lãm tại An Giang, Cần Thơ hoặc TP Hồ Chí Minh, bánh phồng Phú Mỹ đều có mặt trong gian hàng trưng bày sản phẩm đặc sản của An Giang. Làng bánh phồng Phú Mỹ đã được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống vào cuối năm 2006. Nếu có dịp đến An Giang, bánh phồng Phú Mỹ là một món quà rất có ý nghĩa để du khách mang về làm quà cho người thân.
Những kỳ hội chợ hay triển lãm tại An Giang, Cần Thơ hoặc TP. Hồ Chí Minh, bánh phồng Phú Mỹ đều có mặt trong gian hàng trưng bày sản phẩm đặc sản của An Giang. Bánh phồng được đóng gói bao bì do cơ sở Ngọc Thảo sản xuất chính là sản phẩm của gia đình cụ Dơn. Còn nay thì cả làng có cái tên gọi chung: “Bánh phồng Phú Mỹ” vừa được UBND tỉnh An Giang Quyết định công nhận làng nghề truyền thống vào tháng 11-2006.